MỤC LỤC
Trà hoa vàng được biết đến là một loại thảo dược có công dụng cao, trị được khá nhiều bệnh. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua những tiết lộ dưới bài viết này.
Trà hoa vàng là một loại đồ uống thượng hạng được dùng nhiều cho bậc vua chúa thời xưa. Bên cạnh hương vị đặc trưng, khó bị nhầm lẫn thì giá trị dinh dưỡng mang lại của sản phẩm cũng được đánh giá cao không kém. Nhờ vậy, loại thảo dược này đem lại nguồn thu kinh tế khá lớn cho nhiều bà con tham gia trồng trọt và sản xuất.
Đôi nét về trà hoa vàng
Khái niệm Trà hoa vàng
Không phải ngẫu nhiên mà trà hoa vàng được mệnh danh là nữ hoàng của các loại trà. Loại thảo dược này thuộc họ chè, có tên khoa học là Camellia chrysantha. Không chỉ hoa, đến cả phần thân của cây cũng mang lại giá trị lớn cho con người.
Tuy nhiên, chính vì vậy nên loại cây này ngày càng bị đe dọa bởi sự khai thác mất kiểm soát, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái. Nếu con người không có những biện pháp khắt khe hơn trong việc nâng cao ý thức thì môi trường sống của trà hoa vàng sẽ dần bị thu hẹp, thậm chí là tuyệt chủng.
Đọc thêm bài viết TRÀ SƠN MẬT HỒNG SƠN TRỨ DANH
Đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật của loại thảo dược này có thể kể đến như:
- Thân gỗ có màu xanh, cao từ 2m đến 5m, mọc thưa. Phần vỏ bên ngoài có màu xám nhạt.
- Lá đơn, hình tròn, dài và mọc cách nhau. Phần cuống ngắn, phiến lá thuôn.
- Hoa thường mọc đơn trên phần cuống lá, mỗi bông có từ 8 đến 10 cánh, có màu vàng đặc trưng rất đẹp. Nhờ đó, người ta con sử dụng hoa trà để trang trí nhà cửa hoặc sân vườn.
- Mỗi cây thường sẽ mất tầm 2 đến 3 năm để phần lá già và rụng đi. Cây ra hoa vào tháng 11 và tàn vào tháng 3 năm sau.
Loại dược liệu này thường được tìm thấy ở đâu?
Loại dược liệu này có xuất xứ từ Trung Quốc và được người dân Việt Nam đưa về trồng trọt, chăm bón. Trà thường sẽ mọc tại những nơi có đất tơi xốp, có bóng râm và ẩm. Một số tỉnh thành có thể dễ dàng tìm kiếm được trà hoa vàng có thể kể đến như Lâm Đồng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc hoặc Nghệ An, …
Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, số lượng loại cây này dần trở nên khan hiếm hơn hẳn bởi nhu cầu sử dụng ngày một tăng cao. Do đó, con người phải hết sức thận trọng, tính toán kỹ lưỡng để có thể bảo vệ hệ sinh thái thực vật luôn đa dạng và phong phú.
Đôi nét về cách thu hái và bào chế
Lá, hoa và búp non của cây đều có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, rất hay ứng dụng vào để làm thuốc. Thêm vào đó, phần lá và búp của cây có thể được thu hoạch bất cứ lúc này, không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh sôi và phát triển của cây.
Với phần hoa thì thường chỉ được thu hoạch vào tháng 3 hoặc tháng 4 của mỗi năm nên sẽ khan hiếm hơn. Đa phần, khi thu hoạch xong, người ta sẽ tiến hành sấy khô để sử dụng được lâu hơn. Có thể bảo quản trong hộp kín hoặc túi bóng mà không lo chất lượng sản phẩm có thể bị sụt giảm đi về chất lượng.
Để có thể cho ra 1kg thành phẩm thì phải mất đến 10kg hoa tươi, bao gồm có nhiều quá trình chế biến công phu, tỉ mỉ. Do đó, giá thành thường sẽ có phần cao hơn, tương thích với chất lượng sản phẩm mang lại.
Đọc thêm bài viết TRÀ SEN TÂY HỒ, NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ BẠN CHƯA BIẾT
Phân loại trà hoa vàng
Hiện nay, có khá nhiều giống trà hoa vàng với đặc điểm và công dụng mang lại khác nhau. Điều này sẽ giúp khách hàng tối ưu được sự lựa chọn, đồng thời lại gây khó khăn hơn cho những người không am hiểu về nó.
Tuy nhiên, nổi tiếng với đông đảo người dùng Việt hơn cả là trà hoa vàng Ba Chẽ Quảng Ninh được nhận xét thơm ngon và dược tính cao bởi các chuyên gia. Ngoài ra, loại thảo dược này còn được chia ra thành các loại sau đây:
- Trà hoa vàng Quế Phong (Nghệ An).
- Trà hoa vàng Đà Lạt (Lâm Đồng).
- Trà hoa vàng Vĩnh Phúc.
Người dùng sẽ được tiếp cận và biết đến nhiều hơn thông qua những triển lãm, lễ hội thu hút đông đảo sự quan tâm. Không ít hộ gia đình trở nên khá giả hơn nhờ vào việc trồng và thu mua loại thảo dược này.
Tác dụng của trà hoa vàng
Thức trà cao cấp này có giá trị dinh dưỡng rất cao, được ứng dụng rất nhiều trong y học, bào chế. Rất nhiều nhà khoa học đã kiểm chứng nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
- Hỗ trợ quá trình chữa các khối u ác tính, đồng thời giúp cơ thể chống lại các tác nhân về ung thư.
- Giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, đột quỵ, điều trị hiệu quả các vấn đề liên quan đến huyết áp.
- Giảm cholesterol có trong máu, ngăn nguy cơ mắc các biến chứng về tim mạch.
- Đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, đặc biệt hiệu quả cho những ai thường xuyên sử dụng bia rượu.
- Hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường.
- Tăng miễn dịch, kiểm soát cân nặng hiệu quả.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi, tập trung năng lượng làm việc tối đa.
Đã có rất nhiều nghiên cứu và thực nghiệm chứng minh được công dụng to lớn mà trà hoa vàng mang lại. Với thành phần gồm 33.9% hoạt chất giảm sự phát triển ung thư.
Kỹ thuật trồng hiệu quả cho năng suất cao
Loại dược liệu đa tính năng và công dụng này còn được biết đến bởi kỹ thuật trồng đòi hỏi một sự công phu nhất định. Các nhà vườn phải hết sức cẩn thận trong từng khâu thì thành phẩm thu được mới đạt chuẩn, năng suất được đảm bảo.
-
Quy trình chuẩn bị
Trước hết, đất trồng được chuẩn bị nên là loại đất ruộng, đất phù sa hoặc đất đồi, như vậy mới giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt được. Phải đảm bảo được độ tơi xốp nhất định, độ ẩm đầy đủ thì mới có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C là thích hợp nhất cho sự phát triển của cây. Tuyệt đối không để trà hoa vàng chịu ánh nắng trực tiếp. Giống cây tốt nhất nên chọn mua từ những nhà vườn có uy tín, đáng tin cậy. Trước khi tiến hành trồng thì nên ngâm trước vào dung dịch kích thích ra rễ để cây thích ứng tốt hơn.
Kỹ thuật trồng
Có thể chọn trồng trên mặt đất hoặc trong chậu, tùy ý nhà vườn.
Trồng trên mặt đất: trồng thành luống rộng (tầm 1m đến 1,2m), mỗi luống trồng 3 hàng là vừa đủ. Nên sử dụng rơm rạ phủ quanh gốc để giữ ẩm tốt hơn.
Trồng trong chậu: chậu nên có kích cỡ vừa đủ, dưới đáy hoặc xung quanh có lỗ thông hơi, thêm một lớp sỉ than hoặc than hoa bên dưới. Bón một ít phân NPK để cây được sinh trưởng tốt hơn.
Chăm bón cây
Tưới nước: nên được thực hiện thường xuyên, đặc biệt là lúc mới trồng. Mùa hè nên tưới mỗi ngày một lần, các mùa khác thì chọn tưới từ 1 đến 2 lần mỗi ngày để cây có thể sinh trưởng tốt hơn. Không để cây khô hạn quá 10 ngày hay ngập úng quá 4 ngày. Nên tưới nước vào ban ngày để tránh sâu bệnh có thể làm hại.
Làm mái che: vì đặc tính không chịu được ánh nắng trực tiếp nên việc làm mái che cho trà hoa vàng là vô cùng cần thiết. Nên sử dụng những loại mái che có xuất xứ Hàn Quốc hoặc Thái Lan, độ che phủ tầm 70% đến 80%. Mùa đông có thể tháo mái che để cây có thể hấp thụ nhiều ánh sáng hơn.
Bón phân: sử dụng bể phốt hoặc nước ốc ngâm, pha loãng rồi tưới đều cho cây. Nếu không, có thể sử dụng các loại phân NPK, phân hữu cơ để bón. Theo nghiên cứu thì tần suất bón phân nên thực hiện mỗi tháng một lần là tốt nhất.
Tỉ mỉ trong khâu phòng trừ sâu bệnh
Dù được biết đến là một loại cây ít bị mắc bệnh nhưng các nhà vườn vẫn nên thận trọng và chăm bón thật kỹ. Tốt nhất là sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, vừa tiết kiệm mà lại khá an toàn. Hỗn hợp gừng kết hợp với ớt và tỏi giã nhuyễn rồi hòa một ít nước rửa chén, sau đó phun trực tiếp lên cây. Cách này rất hiệu quả để diệt các loại côn trùng, rệp hay ốc sên, … gây hại cho cây.
Thu hoạch và bảo quản
Ngay từ khi bắt đầu trồng, nhà vườn phải tính toán cụ thể thời gian hoa trà ước tính bắt đầu nở để có dự liệu trước. Khi hái, phải có kỹ thuật, không hái lộn xộn, tùy ý, tay thu hoạch phải nhanh và chuẩn xác. Tuyệt đối, phải giữ nguyên phân hoa và đài trọn vẹn, không làm nát hay dập. Búp trà nên được chừa lại đủ lá để cây có thể tiếp tục sinh trưởng.
Khi thu hoạch xong và chờ đến khi được vận chuyển, nên rải hoa trà thành nhiều lớp mỏng trong không gian thoáng gió, rộng rãi. Cứ cách 2 đến 3 giờ sẽ tiến hành đảo một lần.
Mách bạn cách dùng chuẩn xác nhất
Để có thể đảm bảo được dược tính vốn có, pha chế cũng như cách thức sử dụng là một khâu khá quan trọng. Vậy bạn có biết cách dùng như thế nào mới đúng chuẩn?
- Ngâm rượu
Hãy chuẩn bị hoa và quả trà, rượu trắng 40 độ và tiến hành ngâm. Ngâm thành hài bình khác nhau, một bình quả và một bình ngâm nụ lẫn hoa. Cứ mỗi 1 lít rượu trắng thì ngầm chung với khoảng tầm 100 gram dược liệu. Ngâm trong một khoản thời gian dài cho các chất từ trà có thể ngấm hết ra rượu. Mỗi ngày sử dụng 50ml và chia thành 2 đến 3 lần uống để đạt được hiệu quả chữa bệnh cao nhất. Tuyệt đối không được lạm dụng, ảnh hưởng đến xấu đến cơ thể.
- Sử dụng kim trà hoa vàng chữa mẩn ngứa
Ngoài hỗ trợ điều trị các bệnh lý thường gặp thì dân gian còn sử dụng trà hoa vàng như một bài thuốc trị mẩn ngứa vô cùng hiệu quả. Hãy dùng phần lá cây (tươi hoặc khô đều được), làm sạch bằng nước rồi để ráo. Sau đó, đem lên đun với nước bằng lửa nhỏ từ 15 đến 20 phút. Để cho nước còn hơi ấm rồi dùng rửa ở những nơi bị lở loét, mẩn ngứa. Người dùng nên kiên trì sử dụng trong một thời gian để đạt hiệu quả cao nhất.
Cách pha trà hoa vàng đúng chuẩn
Trà hoa vàng được pha lên và sử dụng hàng ngày sẽ cực tốt cho cơ thể, giải độc và hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác nhau. Tốt nhất là nên dùng nước giếng đun sôi để pha bởi trong đó có nhiều khoáng chất cực tốt, kết hợp với hoa trà sẽ đem lại mùi vị rất đặc trưng.
Cách pha trà thông thường là dùng 6 đến 10 hoa cho vào ấm rồi tiến hành hãm trà với nước sôi. Chờ từ 10 đến 15 phút là đã có thể sử dụng. Mẹo là hãy sử dụng một ít muối tinh để trà giữ được mùi vị mà cánh hoa sau khi pha sẽ đẹp mắt hơn hẳn. Nước chè pha có màu vàng trong, thơm dịu cùng vị ngọt quyến rũ sẽ khiến bạn phải say đắm loại thức trà này.
Những lưu ý khi sử dụng tuyệt đối không thể quên
- Dù được biết đến là một loại dược liệu có nhiều tính năng nổi trội nhưng nếu không chú ý những điều sau đây, trà hoa vàng sẽ không thể phát huy được hết những đặc tính của mình.
- Tuyệt đối không tự ý kết hợp với những loại trà khác, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến dược tính của trà. Thậm chí, có trường hợp còn gây xung khắc, tác động tiêu cực đến sức khỏe người dùng.
- Không dùng trước bữa ăn vì có thể dẫn đến tình trạng say trà.
- Không kết hợp với sữa.
- Có thể sử dụng thêm với lan kim tuyến mà không làm ảnh hưởng đến dược tính, thậm chí còn giúp tăng vị giác, bổ sung thêm dưỡng chất.
Giá trà hoa vàng có mắc như lời đồn?
Vì công dụng tuyệt vời mang lại cũng như độ khan hiếm của sản phẩm nên trà hoa vàng thường sẽ có giá khá cao. Trung bình, giá thị trường sẽ giao động từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng cho mỗi 50gr sản phẩm. So với các loại trà khác, mức giá này khá cao. Tuy nhiên, với những dược tính tuyệt vời mang lại cùng việc có thể ứng dụng vào nhiều phương thuốc khác nhau thì mức giá này hoàn toàn xứng đáng.
Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều nhà cung ứng khác nhau nên người dùng có thể tham khảo thêm nhiều thông tin để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Tuy nhiên, tránh tâm lý muốn mua sản phẩm rẻ dẫn đến việc chọn nhầm hàng giả, hàng nhái, ảnh hưởng đến chất lượng tiêu dùng.
Kết luận
Trà hoa vàng là một loại dược liệu nổi tiếng với nhiều công dụng, có ý nghĩa sâu sắc với y học cổ truyền và hiện đại. Chính vì vậy mà không ít người săn lùng và tìm kiếm để có thể sử dụng sản phẩm trị được bách bệnh này. Tuy nhiên, chính vì nhu cầu sử dụng ngày một nhiều nên dẫn đến số lượng cây hoa trà vàng ngày càng khan hiếm. Do đó, nên tính toán thật kỹ để có thể bảo vệ được loại thực vật quý hiếm này.
Đọc thêm bài viết TRÀ HOA LÀI LÀ GÌ? – TÌM HIỂU VỀ TRÀ HOA LÀI