Hương vị tuyệt vời đến từ Bánh trung thu và Trà

HƯƠNG VỊ TUYỆT VỜI ĐƯỢC TẠO RA TỪ BÁNH TRUNG THU VÀ TRÀ DỊP TRUNG THU

Trung Thu sắp tới rồi, đừng quên mua những chiếc bánh Trung thu xinh xắn với đủ hương vị từ truyền thống như Bánh trung thu vị thập cẩm cho đến những chiếc bánh hiện đại, đa dạng cả về hình dáng lẫn hương vị và chất lượng như bánh nhân đậu xanh, khoai môn hay La va trứng chảy vô cùng hấp dẫn cho ngày đặc biệt này nhé.

Nguồn gốc Trung Thu

Nguồn gốc Tết Trung Thu

Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng, và chú Cuội trong cổ tích Việt Nam.
Theo Phan Kế Bính trong sách Việt Nam phong tục, “dân ta thế kỷ 19, ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi…”.

Trung thu là Dịp đặc biệt để gia đình quây quần bên nhau

Đồ chơi trẻ em trong Tết trung thu là các thứ bồi bằng giấy như bươm bướm, bọ ngựa, voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm, cá,….Trẻ em buổi tối đêm trung thu, dắt díu nhau kéo co, bắt cái hồ khoan, rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà… Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba “thình, thùng, thình”.

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, những người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa

Trung thu ngày nay

Tuy nhiên đối với người Việt Nam ngày nay, hình ảnh thân thuộc nhất chính là hình ảnh Chú Cuội ngồi gốc Cây Đa trên Cung trăng và chị Hằng (Nga) qua câu chuyện của Bà, của mẹ mỗi dịp Trung Thu đến.

Trung thu với những đứa trẻ là mâm cỗ vô cùng bắt mắt với những chiếc bánh dẻo hình con cá, chú lợn hay những con chó, con mèo được làm từ quả Bưởi. Trẻ con nao nức với những món đồ chơi “hand made” như đèn kéo quân, đèn ông sao năm cánh với những ngọn nến sáng lung linh.
Ngày trung thu còn là ngày mà gia đình quây quần bên bữa cơm gia đình, và nhất là quây quần bên bàn trà , cùng cắt những miếng bánh Trung thu thơm, dẻo và nhâm nhi cùng những chén trà ấm nóng, vô cùng sảng khoái.

Ăn bánh uống trà để cảm nhận hương vị tuyệt vời

Vị bánh ngọt nhẹ, cùng hương thơm và vị chát nhẹ của trà giúp cho bánh tan trong miệng, và cũng làm tăng vị ngon một cách hoàn hảo sau khi ăn bánh ngọt, đó chính là sự kết hợp vô cùng đặc sắc được tạo ra một cách hoàn hảo tự nhiên đến từ hai loại đặc sản không thể thiếu trong những ngày này.

Còn gì tuyệt hơn khi có dịp được cùng ngồi quây quần bên người thân gia đình để cùng nhau phá cỗ phải không nào?

Nếu đã có bánh, đừng quên chọn cho mình những sản phẩm trà ngon chất lượng để uống và hãy gửi đến người thân Ông, Bà, Cha mẹ những hộp quà trà thay cho những lời chúc sức khoẻ vô cùng ý nghĩa khi về sum vầy vào ngày Trung thu năm nay nhé

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *